SpStinet - vwpChiTiet

 

Phân bón hữu cơ từ nhà máy sản xuất bia

Nghiên cứu được tác giả Nguyễn Khắc Biên (Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM) thực hiện nhằm ứng dụng nguồn nguyên liệu bùn thải, tro trấu từ nhà máy bia để sản xuất phân bón hữu cơ, phục vụ cho ngành nông nghiệp.

Ngành công nghiệp sản xuất bia trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các doanh nghiệp. Bên cạnh những tích cực mà ngành bia mang lại, trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp này, cũng phát sinh một lượng lớn chất thải. Nếu lượng chất thải này không được quản lý và xử lý triệt để, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và lây lan dịch bệnh. Vì thế, việc xử lý chất thải, ví dụ như bùn thải và tro trấu sinh ra trong quá trình sản xuất bia, cần được tiến hành kịp thời.

Qua các nghiên cứu trong và ngoài nước, xử lý bùn thải bằng công nghệ ủ mang lại nhiều ưu điểm như tận dụng được nguồn bùn thải làm phân hữu cơ phục vụ cho hoạt động nông nghiệp. So với xử lý bằng phương pháp đốt và chôn lấp như trước đây, công nghệ này đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Đồng thời, ưu điểm của phân hữu cơ làm từ bùn thải có chất lượng cao, cây trồng dễ dàng hấp thụ, tăng độ phì nhiêu cho đất, cải tạo những vùng đất bạc màu. Chính vì vậy việc tái sử dụng bùn thải sinh học và tro trấu từ nhà máy bia để sản xuất phân hữu cơ là việc làm mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

Bằng các vật liệu như bùn thải sinh học, tro trấu thu được từ nhà máy sản xuất bia, cùng các chế phẩm sinh học cần thiết, tác giả đã thực hiện nhiều thí nghiệm ủ bùn thải với tro trấu, kết hợp cùng xơ dừa và sử dụng để trồng rau mầm trong các khoảng thời gian nhất định, từ đó có các số liệu cần thiết để phân tích và xử lý.

Sau 6 tháng thực hiện, kết quả cho thấy, bùn thải từ nhà máy bia có thể dùng để sản xuất phân hữu cơ phục vụ cho ngành nông nghiệp. Do bùn thải nhà máy bia có hàm lượng chất hữu cơ cao, khi phối trộn với một số nguyên liệu khác sẽ tạo thành hỗn hợp phù hợp với quá trình lên men. Đồng thời, kết quả thử nghiệm với cây rau mầm cho thấy, cây phát triển tốt trong môi trường giá thể có bổ sung phân hữu cơ; cây phát triển mạnh hơn, năng suất cao hơn so với bón các loại phân hữu cơ đang rất phổ biến trên thị trường.

Trên đây là nội dung của luận văn thạc sĩ “Tái sử dụng bùn thải sinh học và tro trấu từ nhà máy bia sản xuất phân hữu cơ”, đang được lưu giữ trên Hệ thống Liên kết nguồn lực thông tin KH&CN Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, trên Hệ thống còn rất nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến phân bón hữu cơ, có thể kể đến như:

  1. Sản xuất thử nghiệm phân bón dạng viên nén phù hợp cho một số loại rau ăn lá/ Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao; Nguyễn Công Hoàng, Hồ Thanh Tuấn

  2. Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm phân bón hữu cơ vi sinh từ giá thể mụn dừa đã qua sử dụng/ Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao; Nguyễn Công Hoàng

  3. Nghiên cứu xử lý lục bình làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ / Trung tâm công nghệ sinh học; Dương Hoa Xô

  4. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng hợp xử lý bùn ao nuôi tôm ở huyện Cần Giờ/Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường; Nguyễn Phú Bảo

  5. Nghiên cứu bổ sung quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn tại Tp.Hồ Chí Minh theo hướng hữu cơ sinh học kết hợp với các biện pháp kỹ thuật tiên tiến /Cồ Khắc Sơn, Ngô Quang Vinh, Dương Hoa Sô

  6. Nghiên cứu xử lý phế liệu nhà máy đồ hộp dứa để sản xuất enzym bromelin, phân sinh học và thức ăn gia súc./Đại Học Quốc gia TPHCM;Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thanh Mai.

Quý bạn đọc có thể bấm vào nhan đề để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu trên Hệ thống để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://stinet.gov.vn/

Hệ thống Liên kết nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức thực hiện theo Đề án liên kết nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ do Ủy ban Nhân dân TP.HCM phê duyệt.

Được triển khai từ tháng 5 năm 2018, đến nay, Hệ thống đã liên kết dữ liệu của 30 tổ chức KH&CN thành viên (các cơ quan nghiên cứu, trường đại học và thư viện) tại TP.HCM, với hơn 311 ngàn tài liệu, gồm thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, sách, giáo trình nội bộ, luận văn, luận án, tạp chí chuyên ngành KH&CN, tài liệu hội thảo,...

Hệ thống cho phép người dùng tra cứu, khai thác trực tuyến đến các tài liệu thư mục và toàn văn theo cơ chế mở.

Kim Oanh (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả