SpStinet - vwpChiTiet

 

Xây dựng mô hình tính toán trữ lượng các bon rừng trồng keo lai ở Việt Nam

Đề tài do các tác giả Vũ Tấn Phương, Nguyễn Viết Xuân (Trung tâm Nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng) thực hiện nhằm xây dựng mô hình xác định dự trữ lượng các bon của rừng trồng keo lai.

Nghiên cứu tiến hành đo đếm sinh khối và trữ lượng các bon của rừng trồng keo lai ở các tuổi từ 2-6 tại miền Bắc (Phú Thọ), miền Trung (Thừa Thiên Huế, Bình Định) và miền Nam (Gia Lai, Đồng Nai) nhằm xây dựng mô hình tính toán trữ lượng các bon. Sử dụng phương pháp điều tra sinh khối và xác định trữ lượng các bon của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu – IPCC (IPCC, 2003) và xây dựng các mô hình tính toán dựa trên đường kính ngang ngực (DBH) để ước tính trữ lượng các bon của rừng.
Theo đó, sinh khối và trữ lượng các bon trong sinh khối rừng trồng keo lai tỷ lệ thuận với sinh trưởng và tuổi rừng. Sinh khối và trữ lượng các bon của rừng biến động khá mạnh trong cùng tuổi rừng và giữa các khu vực nghiên cứu. Sinh khối và trữ lượng các bon của rừng trồng keo lai cao nhất ở miền Nam, tiếp đến là miền Bắc và thấp nhất là miền Trung. Lượng các bon do rừng keo lai hấp thụ là từ 7-10 tấn các bon/ha/năm (tương đương với 26-36 tấn CO2/ha/năm). Các mô hình toán về tương quan giữa trữ lượng các bon trong sinh khối và DBH được lập cho từng vùng nghiên cứu và lập chung cho cả 3 vùng. Mối quan hệ giữa trữ lượng các bon trong sinh khối các bộ phận thân, rễ, sinh khối trên mặt đất và tổng sinh khối với DBH luôn tồn tại và có quan hệ chặt chẽ với nhau ở cả 3 vùng nghiên cứu. Có thể sử dụng các mô hình toán đã lập riêng cho từng vùng hoặc phương trình chung cho toàn quốc để tính toán trữ lượng các bon của rừng trồng keo lai trong các dự án trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (CDM) và kiểm kê khí nhà kính.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 8/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả