SpStinet - vwpChiTiet

 

Điều trị phẫu thuật túi phình động mạch đốt sống

Đề tài do các tác giả Nguyễn Minh Anh và Nguyễn Phong thực hiện giới thiệu 2 trường hợp lâm sàng được thực hiện phẫu thuật túi phình động mạch đốt sống.

Túi phình vùng động mạch đốt sống thân nền chiếm khoảng 15% tất cả túi phình nội sọ. Chiến lược điều trị phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí, kích thước và bản chất túi phình… Đa số các tác giả khuyên phẫu thuật kẹp cổ phình mạch dạng túi, phình mạch dạng bóc tách có thể kẹp động mạch đốt sống trước phình mạch hoặc thả bóng tắc động mạch đốt sống. Quan trọng là phải khảo sát kỹ mạch máu não trước mổ đánh giá mối liên quan với động mạch tiểu não sau dưới (PICA) và động mạch đốt sống đối bên.
Nghiên cứu trình bày ca lâm sàng 2 trường hợp là 1 bệnh nhân nữ 66 tuổi, đột ngột đau đầu dữ dội, nôn, nhập viện trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc chậm, trên CTScan não thấy xuất huyết dưới nhện chủ yếu ở hố sau và trên hình mạch máu não thấy túi phình ở vị trí VA-PICA...; 1 bệnh nhân nam 53 tuổi, đột ngột đau đầu trước nhập viện 3 ngày, trên lâm sàng bệnh nhân tỉnh, trên CTScan sọ có xuất huyết dưới nhện ít ở bể củ não sinh tư…
Theo đó, chẩn đoán túi phình động mạch đốt sống dựa vào CTScan sọ thấy xuất huyết dưới nhện chủ yếu ở hố sau và cần chụp hìnhmạch máu não bốn động mạch tránh bỏ sót tổn thương; tiếp cận túi phình động mạch đốt sống đa số các tác giả lựa chọn đường dưới chẩm sau xoang Sigma…; đường chẩm một bên thường dành cho những túi phình nhỏ, động mạch đốt sống chứa túi phình thường có khuynh hướng ra bên ngoài và thường chỉ lấy đi 1 phần bờ lỗ chẩm là đủ bộc lộ thương tổn.
Túi phình động mạch đốt sống là một trong những vị trí khó của tuần hoàn sau đối với phẫu thuật. Tuy nhiên việc đánh giá kỹ thuật hình ảnh mạch máu não trước mổ và lựa chọn đường vào thích hợp đảm bảo kiểm soát được động mạch chính chứa túi phình thì việc phẫu thuật cũng thực hiện tương đối và an toàn.
LV (nguồn: Tạp Chí Y học thực hành, số 12/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả