Khả năng bảo vệ xúc tác cracking trước sự tác động của kim loại nặng trong nguyên liệu khi sử dụng pha nền hoạt động là Kaolin Việt Nam biến tính.
24/07/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do tác giả Lê Mạnh Hùng (Vụ Dầu khí văn phòng chính phủ), Võ Thị Liên (Tập đoàn dầu khí Việt Nam), Phạm Trọng Yêm, Phạm Hùng Cường (Đại học bách khoa Hà Nội) thực hiện nghiên cứu biến tính kaolin Việt Nam tạo pha nền hoạt động cho xúc tác cracking. Ngoài ra, khả năng chống lại tác động của các kim loại nặng (đặc biệt là vanadi) có trong nguyên liệu cracking đến xúc tác khi sử dụng pha nền hoạt động cũng được đề tài nghiên cứu.
Sau khi điều chế pha nền hoạt động từ kaolin Việt Nam - AMK (được biến tính bằng axit mạnh H3PO4, diện tích bề mặt riêng lớn), nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu khả năng bảo vệ xúc tác của pha nền AMK. Zeolit Y tổng hợp từ sol silic được trao đổi với cation đất hiếm, dạng REY, sau đó được phối trộn với muối NH4VO3 sao cho hàm lượng V kim loại đạt 0,3-1%. Tiếp đó, nung mẫu tại nhiệt độ 6500C trong thời gian 3 giờ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tinh thể Zeolit Y bị phá hủy hoàn toàn, nhanh chóng khi hàm lượng kim loại nặng (
) Vanadi trong hỗn hợp là 0,75%. Trường hợp sử dụng pha nền hoạt động là AMK, tinh thể Zeolit Y vẫn được bảo toàn ngay cả khi hàm lượng vanadi tăng cao. Đến hàm lượng V= 4,5-5%, tinh thể Zeolit Y mới bị phá hoàn toàn. Điều này cho thấy, pha nền hoạt động AMK đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cấu trúc tinh thể Zeolit Y trong xúc tác cracking trước sự tấn công của các kim loại nặng có mặt trong nguyên liệu.
Sự tương tác giữa pha nền AMK và kim loại nặng trong nguyên liệu đã hình thành một pha mới có cấu trúc dạng trimilit. Đây là nguyên nhân chính giữ ổn định cấu trúc zeolit, tạo ra khả năng bảo vệ cấu trúc tinh thể pha zeolit trước sự tấn công của V.
Đề tài mở ra hướng đi mới trong nghiên cứu sử dụng nguồn khoáng sét kaolin ở
Việt Nam.
BH (Theo tạp chí hóa học, số1/08)