SpStinet - vwpChiTiet

 

Thực trạng bệnh giọng thanh quản ở giáo viên tiểu học thành phố Thái Nguyên

Đề tài do các tác giả Trần Duy Ninh, Nguyễn Khắc Hùng, Nguyễn Lệ Thủy (bộ môn Tai mũi họng), Nguyễn Duy Dương (khoa Tai mũi họng) thực hiện nhằm đánh giá thực trạng bệnh giọng thanh quản (BGTQ) của giáo viên tiểu học thành phố Thái Nguyên; tìm hiểu một số yếu tố chính liên quan tới BGTQ của giáo viên.

Nghiên cứu tiến hành vào mùa hè và mùa đông năm 2006 với 416 nữ giáo viên tại 20 trường tiểu học ở thành phố Thái Nguyên.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ mắc BGTQ trên giáo viên tiểu học ở thành phố Thái Nguyên khá cao, từ 26.44-29.09%. Trong đó hàng đầu là các bệnh giọng cơ năng. Các viêm nhiễm ở thanh quản có tỷ lệ thấp hơn. Các triệu chứng cơ năng về giọng nói cho thấy, một số lượng lớn các giáo viên có các vấn đề về giọng nói (khó chịu trong khi nói), chiếm tỷ lệ 73.56-74.52%. Các rối loạn về giọng nói thường gặp là cảm giác mỏi họng, nói mau mệt và giọng nói thay đổi âm sắc và khản giọng. BGTQ ở giáo viên dường như bị quanh năm, chưa thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai mùa. BGTQ ở giáo viên có liên quan đến tuổi nghề (thâm niên công tác từ 2-10 năm có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn so với nhóm có thâm niên 11-20 và trên 20 năm), tuổi đời (độ tuổi 22-30 có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn so với 31-40 và trên 40), phân công dạy học (giáo viên kiêm nhiệm công việc khác phải nói nhiều có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những giáo viên chỉ chuyên giảng dạy) và thường gặp ở những giáo viên phải sử dụng giọng nói nhiều. Một số bệnh lý khác, đặc biệt là hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản có sự liên quan rất rõ rệt với BGTQ. Kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng giọng nói ở giáo viên còn rất hạn chế, cũng là yếu tố quan trọng liên quan tới BGTQ ở giáo viên.

LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 4/2008)

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả