SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu sạt lở ven sông Bình Di ở An Giang

Nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã nghiên cứu bản chất của hiện tượng sạt lở ven sông và xác định các yếu tố gây mất ổn định tổng thể. Từ đó, đề xuất các biện pháp hạn chế sạt lở.

Tỉnh An Giang nằm tại khu vực đầu nguồn sông Cửu Long. Hàng năm, sạt lở diễn ra thường xuyên tại các khu vực tiếp giáp với sông lớn như sông Hậu, sông Tiền, sông Châu Đốc, sông Long Xuyên,…Chính quyền địa phương đã nỗ lực áp dụng nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng này, nhưng vẫn chưa xử lý hữu hiệu, khắc phục bền vững tình trạng sạt lở tại các khu vực này. Sạt lở vẫn đang diễn ra rất phức tạp.

Nhóm nghiên cứu xác định sông Bình Di (nằm sát biên giới giữa Việt Nam và Campuchia) là khu vực chịu ảnh hưởng của hiện tượng sạt lở nghiêm trọng nhất. Ổn định tổng thể của khu vực này được phân tích với nhiều tổ hợp về điều kiện thủy văn, tải trọng và xói. Khoảng 20 trường hợp với các tổ hợp tải trọng, thủy văn, địa hình khác nhau đã được phân tích. Hệ số ổn định được xác định bằng phương pháp Bishop, với phần mềm Geo Slope/w và FS là thông số quan trọng nhất để đánh giá hệ số ổn định này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: FS giảm 1-2% khi mực nước ruộng giảm, FS giảm 4-5% khi mực nước sông giảm. Địa hình cong làm cho vận tốc dòng nước lớn vào mùa lũ là một trong những nguyên nhân gây xói lở bờ. FS thay đổi 1-5% với sự ảnh hưởng của hoạt động của con người dọc theo bờ sông. Sự thay đổi của lòng sông dưới tác động của xói làm FS giảm 1-4% sau 5 năm.

Đây là nội dung của nghiên cứu được đăng trên tạp chí Địa kỹ thuật, số 4, năm 2019 hiện đang được lưu giữ tại kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI)

Trong tạp chí này còn nhiều nghiên cứu đáng chú khác, như:

  1. Phân tích các phương pháp ước lượng độ lún của nhóm cọcXây dựng thang đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh trường Trung học phổ thông
  2. Nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu mái hầm đến lún bề mặt với công trình hầm chui
  3. Ước lượng sức chịu tải cọc bằng phương pháp phần tử hữu hạn
  4. Nghiên cứu hệ số thấm của đất bùn sét Tây Nam Bộ trộn xi măng
  5. Nghiên cứu tương tác của hệ khung -móng -đất nền dưới tác dụng của các trận động đất thực
  6. Công nghệ khoan phụt nứt nẻ thủy lực chống thấm đập đất
  7. Tính toán sức chịu tải của cọc xi măng đất tạo bở Jet Grouting Lý thuyết mô hình số thí nghiệm hiện trường

Quý bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.

Lý Thị Tần (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả