SpStinet - vwpChiTiet

 

Suy thoái hệ sinh thái có thể làm tăng nguy cơ đại dịch

Nghiên cứu cho thấy, việc phá hủy môi trường có thể làm cho các đại dịch dễ xảy ra và khó quản lý hơn.

Nghiên cứu của Đại học West of England và Phòng nghiên cứu Greenpeace của Đại học Exeter đã đưa ra giả thuyết là các hiểm họa về tật bệnh có "mối liên kết" với đa dạng sinh học và các quá trình tự nhiên, ví dụ như chu trình tuần hoàn của nước.

Sử dụng khung thiết kế cho mục đích phân tích và truyền đạt các mối quan hệ phức tạp giữa xã hội và môi trường, nghiên cứu cho rằng, việc duy trì toàn vẹn và đầy đủ các chức năng của hệ sinh thái cùng các giá trị mang lại lợi ích cho sức khỏe và môi trường liên quan của chúng chính là chìa khóa để ngăn chặn sự xuất hiện các đại dịch mới.

Việc mất đi những lợi ích do suy thoái hệ sinh thái (như phá rừng, thay đổi sử dụng đất và thâm canh nông nghiệp), sẽ làm gia tăng thêm những vấn đề phức tạp như giảm chất lượng nước và các tài nguyên cần thiết khác có thể ngăn chặn khả năng lan truyền của bệnh tật và giảm thiểu tác động của các bệnh truyền nhiễm mới.

Tác giả chính, tiến sĩ Mark Everard của Đại học West of England (UWE Bristol), cho biết: "Các hệ sinh thái tự nhiên hạn chế việc truyền bệnh từ động vật sang người. Khả năng này sẽ bị suy giảm khi hệ sinh thái bị suy thoái do an ninh nguồn nước bị sụt giảm, lượng nước cần cho việc vệ sinh và điều trị bệnh không đủ. Nguy cơ xảy ra bệnh tật không thể tách rời khỏi việc bảo tồn hệ sinh thái và an ninh tài nguyên thiên nhiên."

Tiến sĩ David Santillo, thuộc Phòng nghiên cứu Greenpeace, bổ sung: "Tốc độ và quy mô của các hành động triệt để, vốn được nhiều quốc gia thực hiện nhằm hạn chế rủi ro về sức khỏe và tài chính từ đại dịch COVID-19 đã cho thấy, có thể thay đổi triệt để để đối phó với các mối đe dọa hiện sinh toàn cầu khác, ví dụ như tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu và các đe dọa về đa dạng sinh học, miễn là có ý chí chính trị để thực hiện."

T.K (CESTI) - Theo sciencedaily.com

Các tin khác: