SpStinet - vwpChiTiet

 

Xu hướng giảm phát thải ô nhiễm trong sản xuất xi măng

Được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, mỗi năm toàn cầu sản xuất hơn 4 tỷ tấn xi măng, phát sinh lượng bụi và khí thải rất lớn, là một trong những thủ phạm chính gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Tìm kiếm các giải pháp giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong sản xuất xi măng được chú trọng từ hơn hai thập kỷ qua, đến nay các nhà khoa học vẫn còn đang quan tâm.

Sản xuất xi măng

Là chất kết dính thủy lực, dạng bột mịn màu đen xám, xi măng là nguyên liệu chính để sản xuất vữa và bê tông. Xi măng được sản xuất từ các nguyên liệu thô như đá vôi, đất sét, cát. Các nguyên liệu thô được nghiền nhỏ và nung để tạo ra clinker, sau đó clinker được nghiền mịn và bổ sung thêm thạch cao cùng các phụ gia để làm ra xi măng. BĐ1 và BĐ2 mô tả thành phần và quy trình sản xuất xi măng và bê tông.

BĐ1: Thành phần của xi măng và bê tông

Nguồn: Clément Bonnet, Samuel Carcanague, Emmanuel Hache, Aymen Jabberi, Gondia Sokhna Seck, Marine Simoë;  The impact of future generation on cement demand: An Assessment based on Climate Scenarios.

BĐ2: Quy trình sản xuất xi măng

Ghi chú:  1 GJ/tấn = 109 Joules/tấn; năng lượng sử dụng và lượng khí thải thay đổi tùy thuộc công nghệ sản xuất xi măng.

Nguồn: Clément Bonnet, Samuel Carcanague, Emmanuel Hache, Aymen Jabberi, Gondia Sokhna Seck, Marine Simoë;  The impact of future generation on cement demand: An Assessment based on Climate Scenarios.

Xu hướng đô thị hóa và phát triển dân số trên toàn cầu làm tăng nhu cầu xi măng trên thế giới. Sản lượng xi măng toàn cầu năm 2000 chỉ trên 1.500 triệu tấn, năm 2010 là 3.270 triệu tấn và  năm 2017 tăng trên 4.000 triệu tấn (BĐ3).

BĐ3: Phát triển sản lượng xi măng trên thế giới

Nguồn: Clément Bonnet, Samuel Carcanague, Emmanuel Hache, Aymen Jabberi, Gondia Sokhna Seck, Marine Simoë;  The impact of future generation on cement demand: An Assessment based on Climate Scenarios.

Trung Quốc là nước có sản lượng xi măng lớn nhất thế giới, lên đến 2.200 triệu tấn năm 2019, kế đến là Ấn Độ, Việt Nam và Mỹ, sản lượng lần lượt là 320, 95, 89 triệu tấn (BĐ4). Dự báo đến năm 2030 sản lượng xi măng toàn cầu sẽ tăng lên 4.830 triệu tấn.

BĐ4: Sản lượng các nước sản xuất xi măng hàng đầu thế giới

Nguồn: statista.com

Phát thải ô nhiễm

Sản xuất xi măng là ngành công nghiệp gây tác động xấu đến môi trường. Các khâu khai thác, nghiền đất đá, xi măng tạo ra bụi; nung luyện clinker tiêu tốn nhiều năng lượng và phát thải khí CO2, CO, NOx, SOx gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Riêng khâu sản xuất clinker phát sinh khoảng 750 kgCO2/1 tấn clinker, chiếm 2/3 phát thải CO2 trong cả quy trình sản xuất xi măng, phần phát thải còn lại từ đốt cháy nhiên liệu. Thêm vào đó là hiệu suất sử dụng nhiệt và điện chưa tối ưu đã làm tăng ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trung Quốc và Ấn độ là những nước có sản lượng xi măng lớn nên song hành với việc gây ô nhiễm và làm phát thải nhiều khí nhà kính (BĐ5).

BĐ5: Sản lượng và phát thải khí CO2 trong sản xuất xi măng ở các nước

Nguồn: Chatham House; Johanna Lehne và Felix Preston; Making concrete change innovation in low-carbon cement and concrete.

Vài thập kỷ qua, các nhà khoa học trên toàn cầu gia tăng nghiên cứu giải pháp nhằm giảm tác động xấu đến môi trường của công nghiệp xi măng. Xu hướng được quan tâm để giảm khí thải là thay đổi thành phần xi măng theo hướng giảm sử dụng đá vôi, giảm tỉ lệ clinker và nghiên cứu vật liệu mới thay thế; đồng thời nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng, đặc biệt trong khâu sản xuất clinker. Công nghệ MOMS (sử dụng oxít magiê có nguồn gốc từ silicat)  hiện đang được quan tâm nghiên cứu, về lý thuyết công nghệ này có thể tạo ra vật liệu thay thế xi măng từ vật liệu không chứa carbon; hay công nghệ CCSC sử dụng clinker canxi silicat cacbonate sản xuất xi măng có thể làm giảm lượng khí thải 43%, một số công nghệ giảm phát thải khí khác được đề cập trong BĐ6.

BĐ6: Tiềm năng giảm phát thải CO2 theo công nghệ- so sánh với OPC

Ghi chú:

  • OPC (Ordinary Portland Cement): xi măng Portland là loại phổ biến có thành phần chủ yếu  là clinker Portland >90 % và thạch cao chiếm tỉ lệ 4-5%.  
  • BPC (Belite-rich Portland Clinker): clinker Portland giàu Belite (C2S).
  • Low- ye’elimite BYF: công nghệ Belite Ye’elimite-Ferrite  (BYF) bao gồm hỗn hợp vật liệu có lượng canxi thấp, nhiệt độ đốt clinker thấp (1.250-1.3000C) và tiêu thụ năng lượng để nghiền thấp hơn công nghệ OPC.
  • Hight- ye’elimite BYF. 
  • CCSC: Carbonatable Calcium Silicate Clinker.
  • CSA (Canxi SulfoAluminate): quá trình sản xuất clinker xi măng CSA tương tự sản xuất clinker xi măng Portland truyền thống, nhưng nhiệt độ nung luyện thấp hơn.
  • Alkali-activated binders: chất kết dính kiềm hoạt hóa.
  • MOMS (Magnesium Oxides derived from Magnesium Silicates): công nghệ xi măng dựa trên oxít magiê có nguồn gốc từ silicate magiê.

Nguồn: Chatham House; Johanna Lehne và Felix Preston; Making concrete change innovation in low-carbon cement and concrete.

Xu hướng công nghệ liên quan đến xi măng qua sáng chế

Số lượng sáng chế (SC) liên quan đến xi măng được nộp đơn bảo hộ tăng trong những năm gần đây, cao hơn nhiều so với các ngành công nghiệp nặng khác như phân bón, giấy, kim loại màu, thép (BĐ7). Các sáng chế tập trung vào giảm thành phần clinker và nghiên cứu các loại chất kết dính mới có thể thay thế xi măng. Các giải pháp giảm hàm lượng clinker trong xi măng bắt đầu có nhiều đơn đăng ký sáng chế vào những năm 1970 và phát triển nhanh chóng kể từ năm 2006 đến nay (BĐ8).

BĐ7: So sánh lượng đơn đăng ký sáng chế liên quan đến xi măng với một số ngành công nghiệp nặng

Nguồn: Chatham House; Johanna Lehne và Felix Preston; Making concrete change innovation in low-carbon cement and concrete.

BĐ8: Xu hướng nộp đơn đăng ký sáng chế theo công nghệ carbon thấp trong sản xuất xi măng

Nguồn: Chatham House; Johanna Lehne và Felix Preston; Making concrete change innovation in low-carbon cement and concrete.

Xu hướng được quan tâm hiện nay là giảm tối đa sử dụng nguyên liệu hóa thạch trong sản xuất xi măng như đá vôi, đất sét, silic,..., thay bằng các vật liệu từ chất thải của các ngành kinh tế khác, các chất thải trong hoạt động hàng ngày như rác thải, bùn thải, tro xỉ, phế thải vật liệu xây dựng,...Nhiên liệu đốt từ than đá, dầu được thay bằng rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, các chất thải có khả năng sinh nhiệt mà con người đang thải ra hàng ngày nhằm làm sạch môi trường và giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Điều này được phản ánh qua phần lớn các sáng chế tập trung vào việc thay thế thành phần nguyên liệu, các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng xi măng thông qua các phụ gia thay vì thay đổi thành phần nguyên liệu. Có nhiều sáng chế về các vật liệu dùng sản xuất xi măng từ chất thải (350 SC) và xỉ hạt lò cao (GBFS) (237 SC) (BĐ9).

BĐ9: Số lượng đăng ký sáng chế theo công nghệ trong sản xuất xi măng           

Số lượng sáng chế

Nguồn: Chatham House; Johanna Lehne và Felix Preston; Making concrete change innovation in low-carbon cement and concrete.

Anh Tùng (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả