SpStinet - vwpChiTiet

 

Kháng thuốc diệt côn trùng ở muỗi mang mầm bệnh sốt rét

Các nhà nghiên cứu tại Trường Y học nhiệt đới Liverpool (LSTM) đã biến đổi gen ở muỗi mang mầm bệnh sốt rét để xác định vai trò của các gen đặc biệt khiến muỗi kháng thuốc diệt côn trùng.

Lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã xác định được ba gen (Cyp6m2, Cyp6p3 và Gste2) liên quan đến khả năng kháng thuốc diệt côn trùng, khi nhận thấy chúng hiện diện quá mức ở muỗi Anophele gambiae biến đổi gen.

Tiến sĩ Gareth Lycett của LSTM, tác giả bài viết trên kỷ yếu Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) cho biết: "Sốt rét đang hồi sinh trở lại ở châu Phi, khi muỗi trở nên kháng các loại thuốc diệt côn trùng đang được sử dụng".

Để tìm ra nguyên nhân của việc kháng thuốc, TS. Adriana Adolfi, một trong các tác giả chinh cùng các đồng nghiệp tại LSTM đã tạo ra những con muỗi biến đổi gen có thể sinh ra nhiều enzyme thuộc loại có thể giúp kháng thuốc diệt côn trùng. Họ đã thấy rằng, việc tăng sản sinh ba loại gen này có thể giúp chúng kháng được cả bốn loại thuốc diệt côn trùng mà ngành y tế công cộng đang được sử dụng để phòng chống sốt rét.

TS. Lycett nói: "Theo kết quả nghiên cứu, các gen đặc biệt là dấu hiệu cho thấy khả năng kháng thuốc. Muỗi siêu kháng thuốc đang được dùng để thử nghiệm các loại thuốc diệt côn trùng mới có thể không bị ức chế bởi hoạt động của các enzyme này, cho phép bảo vệ hiệu quả hơn cho người dùng và cộng đồng."

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả