Môi trường bảo quản không tốt là nguyên nhân khiến nguồn nguyên liệu đầu vào cho chế biến thực phẩm như hoa quả tươi, rau củ, thủy hải sản, sữa… bị hư hỏng, suy giảm chất lượng, không đáp ứng nhu cầu sản xuất hoặc sản phẩm sản xuất ra bị ảnh hưởng. Bên cạnh việc điều chỉnh nhiệt độ kho chứa phù hợp, một giải pháp cần bổ sung là khử sạch mầm bệnh, nấm mốc có trong không khí, giúp môi trường bảo quản nông sản – thực phẩm trở nên an toàn hơn.
Vào năm 1995, công nghệ quang xúc tác Airocide đã được NASA sử dụng trên tàu vũ trụ Columbia STS-73 để bảo quản thực phẩm. Ở những năm tiếp theo, công nghệ Airocide được thương mại hóa, ứng dụng cho các ngành bảo quản và chế biến nông sản - thực phẩm, khử trùng nhiễm khuẩn và nâng cao chất lượng không khí.
Là công nghệ do NASA phát triển, Airocide ứng dụng quy trình PCO Bioconversion để phá hủy chất hữu cơ VOC (Volatile Organic Compounds), nấm mốc, mầm bệnh nguy hiểm và khí sinh học thành hơi nước vô hại mà không sản sinh ra Ozone hoặc các sản phẩm phụ có hại khác. Kết quả là đến 99,999% khí sinh ra là trong lành, không có mầm bệnh.
Bên trong chiếc máy Airocide là một buồng phản ứng dày đặc các ống nhỏ chứa đầy chứa Titanium Dioxide (TiO2), bao gồm các lớp xúc tác, cho phép tạo ra các gốc liên kết bề mặt (OH-) vĩnh viễn và ngăn chặn sự phát sinh và giải phóng các sản phẩm phụ có hại như Ozone. Trong 1 giây, nhờ ánh sáng bước sóng 254nm chiếu lên các hạt TiO2, tạo ra hàng triệu gốc hydroxyl (OH-) có hoạt tính cao trên bề mặt các ống nhỏ, chờ đợi bất cứ chất hữu cơ nào chạm vào chúng.
Không khí chưa được xử lý được hút vào thiết bị thông qua một quạt có độ chính xác cao, sau đó được dẫn vào và đi qua các ống nhỏ nói trên. Bị ràng buộc với bề mặt, các gốc (OH-) chỉ có thể tiếp xúc với chất hữu cơ khi virus, vi khuẩn, VOC hoặc các hạt hữu cơ khác, kể cả bụi mịn PM2.5, khi xảy ra va chạm vật lý va chạm với chúng. Sau khi quá trình va chạm xảy ra, các hạt bụi mịn, các chất hữu cơ bay hơi, vi khuẩn, virus... tiếp xúc với các gốc OH sẽ bị phá vỡ, kết quả là chất hữu cơ ban đầu được chuyển thành hơi nước vô hại, trả lại nguồn không khí sạch. Công thức chuyển hóa: CxHyOz + OH —> CO2 + H2O.
Về cơ bản, các yếu tố gây hại bao gồm bụi mịn thường có công thức chung là CxHyOz. Gốc OH- sẽ hút các nguyên tử H để tạo ra H2O và phá vỡ liên kết C bền vững. Các nguyên tử C đơn độc sẽ kết hợp với các nguyên tử O tạo thành CO2. Do đó, thiết bị Airocide có thể diệt sạch các loại nấm mốc, vi khuẩn - virus gây bệnh… lơ lửng trong không khí với khả năng oxy hóa mạnh gấp 2 lần so với Ozone hay Chlorine, đồng thời tốc độ oxy hóa cũng nhanh hơn hẳn.
Hiện nay, trong lĩnh vực xử lý khí quy mô công nghiệp, Airocide có 3 dòng sản phẩm gồm Airocide GCS-25, Airocide GCS-50 và Airocide GCS-100.
Với khả năng hoạt động hoạt động liên tục 24/24, công nghệ quang xúc tác có khả năng xử lý hoàn toàn tất cả tác nhân ô nhiễm, mùi hôi trong không khí để giúp bảo quản nông sản - thực phẩm tốt hơn mà không sử dụng hóa chất, không cần màng lọc, lại không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Con người có thể sinh hoạt bình thường trong môi trường sử dụng Airocide.
Airocide được ứng dụng hiệu quả nhất trong không gian kín như nhà kho, kho lạnh/đông lạnh, siêu thị, cửa hàng, phòng nuôi cấy giống và lên men… nhằm bảo quản nông sản và thực phẩm như hoa, quả, rau củ, đồ đông lạnh, đồ hộp, đồ khô, sữa và các sản phẩm từ sữa, bia rượu, ngũ cốc, hạt giống… Qua đó, sản phẩm giữ được độ tươi, độ ngon, hương vị và màu sắc ban đầu, đồng thời doanh nghiệp có thể tiết kiệm năng lượng và chi phí bảo quản nông sản - thực phẩm.
Kim Hoàn
Để tham khảo thêm hàng ngàn công nghệ sẵn sàng chuyển giao vào sản xuất, kinh doanh
mời Quý bạn đọc truy cập vào Cổng thông tin Đổi mới sáng tạo
và Chuyển giao công nghệ, tại địa chỉ: www.techport.vn