SpStinet - vwpChiTiet

 

Nuôi gà lông màu sinh sản

Mô hình đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng cho gà lông màu sinh sản qua các giai đoạn (hậu bị và đẻ), đảm bảo chất lượng vật nuôi và tăng năng suất chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

 Tình hình sản xuất và tiêu thụ

Gà lông màu (hay gà màu) là thuật ngữ để phân loại các nhóm gà công nghiệp trong quá trình chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp, theo đó chúng là tập hợp những giống gà có sắc lông khá đồng nhất với những màu cơ bản như nâu, nâu nhạt hay nâu đỏ. Ngành chăn nuôi gà lông màu sinh sản hiện nay đang được quan tâm phát triển. Theo thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, hiện các doanh nghiệp nội đang chiếm trên 90% thị phần giống gà lông màu với quy mô khoảng 150 triệu con/năm. 

Tuy nhiên, với tình hình chăn nuôi diễn biến phức tạp, ngoài các tác động về kinh tế, chăn nuôi gà còn chịu nhiều yếu tố rủi ro như dịch bệnh, giá cả…Vì vậy, việc đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật từ khâu chuẩn bị (lựa chọn con giống; xây dựng chuồng trại; bố trí máng ăn, máng uống, ánh sáng,..) cho đến kỹ thuật nuôi dưỡng gà qua các giai đoạn (gà con, gà hậu bị, gà đẻ); phòng bệnh bằng vacxin và thuốc trong chăn nuôi gà lông màu sinh sản s giúp người chăn nuôi tăng năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Quy trình tổ chức thực hiện

Chuẩn bị mô hình

Con giống

Các giống gà lông màu được nuôi phổ biến hiện nay là gà Sacso, gà Lương Phượng, gà Tàu Vàng và gà LV. 

Chọn mua con giống ở những cơ sở chăn nuôi uy tín, an toàn dịch bệnh, có giấy chứng nhận của cơ quan thú y, theo nguyên tắc:

  • Chọn gà khỏe mạnh, đi lại bình thường, mắt sáng, lông bông khô sạch, rốn khép kín, bụng mềm, khối lượng đạt yêu cầu theo từng giống.
  • Loại bỏ gà bị dị tật (khoèo chân, hở rốn, vẹo đầu và mỏ, một mắt, không có lông hoặc lông ngắn); gà quá nhỏ, quá to và nặng bụng (nếu nuôi tận dụng thì phải nhốt và có chế độ úm riêng).

Đảm bảo gà con 1 ngày tuổi đã được tiêm phòng vaccine Marek để tránh nguy cơ dịch bệnh sau này.

Chuồng trại

Khu vực chăn nuôi có hàng rào hoặc tường bao chắn xung quanh, có cổng ra vào và hố sát trùng ở cổng. Khu vực chăn nuôi phải tách biệt (cách tối thiểu 50m) với các khu vực phụ trợ khác như kho thức ăn, khu chứa chất độn chuồng,…; có hệ thống đường đi và rãnh thoát nước để không còn tồn đọng nước thải trong khu vực chăn nuôi.

Chuồng thông thoáng tự nhiên, nền xi măng, mái tôn lạnh (hoặc lá), chiều cao thấp nhất nền-mái 2m, chiều rộng chuồng 8m, xung quanh có tường xây cao 50-60cm và phần trên là lưới kẽm. Có các dãy chuồng nuôi riêng cho từng loại gà (gà úm, gà hậu bị và gà sinh sản),  đảm bảo 4 con/m2. Khoảng cách giữa các dãy chuồng 25-30m (nếu gia trại thì chuồng phải cách nơi ở tối thiểu 30m).

Máng ăn, máng uống

Bảng 1. Nhu cầu về máng ăn và máng uống cho gà

Tuổi

(tuần)

Máng ăn

Máng uống

Loại máng

Nhu cầu

Loại máng

Nhu cầu

1

Khay

50 con/khay

Bình 2 lít

25 con/bình

2

Máng tròn bán tự động

2 cm/con

Bình 8 lít

50 con/bình

3

Máng tròn bán tự động cho gà lớn

2,5 cm/con

- Bình 8 lít

- Núm uống

- Máng tự động hình chuông

1cm/con

30 con/núm

1 cm/con

> 3

Máng dài

Máng tròn

5cm/con

2,5cm/con

Máng dài

Máng tròn

Núm uống

3cm/con

2cm/con

10con/núm

Thức ăn và nước nuôi gà

- Thức ăn: có thể tự phối trộn hay chọn thức ăn hỗn hợp của các nhà máy chế biến, với yêu cầu đảm bảo đúng và đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của giống theo giai đoạn tuổi.

Bảng 2. Nhu cầu dinh dưỡng cho gà giống

Thành phần

1-6 tuần

7-12 tuần

13-22 tuần

Sinh sản

ME (Kcal/kg)

2850

2850

2850

2850

CP (%)

19-20

18

16

17

Béo thô (%)

3,5

5,39

5,38

5,66

Xơ thô (%)

3,5

5,1

5,16

3,39

Can xi (%)

1,1

0,9

0,9

3,7

Phospho hữu dụng (%)

0,45

0,4

0,4

0,4

Lysine (%)

1,1

0,9

0,75

0,87

Met + Cys (%)

0,7

0,66

0,58

0,73

Threonine (%)

0,61

0,61

0,54

0,61

Tryptophan (%)

0,22

0,22

0,2

0,21

- Nguồn nước: đảm bảo đủ và sạch (đặc biệt trong điều kiện nắng nóng), đảm bảo các tiêu chuẩn quy định về vệ sinh thú y.

Bảng 3. Mức tiêu thụ nước cho 1.000 mái đẻ/ngày (Trần Công Xuân và ctv, 2002)

Nhiệt độ Lượng nước tiêu thụ
15-21o 250 - 400lít
21- 25o 400 - 500lít
25-33oC     500 - 700lít
>33oC > 700lít

Ánh sáng

Duy trì hệ thống chiếu sáng để kích thích tính thèm ăn và tiêu hóa cho gà, thời gian chiếu sáng phụ thuộc loại hình chuồng (kín hay hở), mùa (mùa hè hay mùa đông). Chương trình chiếu sáng cho giống các giống gà lông màu sinh sản tốt nhất như sau:

Bảng 4. Chương trình chiếu sáng cho gà hậu bị và gà đẻ

Tuần tuổi

Thời gian chiếu sáng/ ngày (giờ)

1ngày - 2 tuần

24 giờ

2 - 15

Ánh sáng tự nhiên (khoảng 12giờ)

15 - 16

Ánh sáng tự nhiên + 0,5 giờ chiếu sáng = 12,5

16 - 17

Ánh sáng tự nhiên + 1 giờ chiếu sáng = 13

17 - 18

Ánh sáng tự nhiên + 1,5 giờ chiếu sáng = 13,5

18 -19

Ánh sáng tự nhiên + 2 giờ chiếu sáng = 14

19 - 20

Ánh sáng tự nhiên + 2,5 giờ chiếu sáng = 14,5

20 - 21

Ánh sáng tự nhiên + 3 giờ chiếu sáng = 15

22 - 23

Ánh sáng tự nhiên + 3,5 giờ chiếu sáng = 15,5

> 23

Ánh sáng tự nhiên + 4 giờ chiếu sáng = 16

Chương trình chiếu sáng này có thể áp dụng cho các trang trại nuôi chuồng hở tận dụng ánh sáng tự nhiên

Chuẩn bị trước khi nuôi

 - Chuồng nuôi cùng trang thiết bị phải được dọn sạch sẽ. Để trống chuồng ít nhất 3 tuần trước khi đưa gà vào nuôi.

- Trước khi đưa gà vào nuôi 02 ngày, phải kiểm tra và sửa chữa hết hư hỏng của chuồng trại; lắp ráp và kiểm tra hoạt động của máng ăn, máng uống, hệ thống cấp nhiệt, làm mát, hệ thống rèm che mưa che nắng, ánh sáng, hệ thống vệ sinh sát trùng; san bằng chất độn chuồng đã sát trùng; phun sát trùng lần cuối trong và ngoài chuồng nuôi, dụng cụ trang thiết bị và chất độn chuồng,...

* Chuẩn bị quây úm

Địa điểm và vị trí của quây úm:

- Phòng úm ở nơi tránh gió lùa, cách biệt với khu chăn nuôi khác, để hạn chế sự lây lan dịch bệnh từ các khu vực khác tới khu vực úm

- Vị trí quây úm ở trung tâm phòng úm, tránh cửa ra vào và quá sát tường để tránh gió lùa

- Diện tích quây úm đảm bảo mật độ nuôi 60-80 con/m2 trong vòng 3 ngày đầu, sau đó nới rộng quây úm theo sự phát triển của đàn gà. Mỗi quây khoảng 6-8 m2, tối đa 500con/quây úm.

Vệ sinh khử trùng:

- Dọn toàn bộ chất bẩn hữu cơ ra khỏi chuồng, rửa chuồng bằng vòi nước áp suất cao để rửa sạch bụi bẩn, rửa từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài

- Để trống chuồng tối thiểu là 14 ngày trước khi nhập gà về nuôi. Sau khi khử trùng ít nhất 12 giờ mới rải chất độn chuồng (rải chất độn chuồng trước ít nhất 72 giờ trước khi thả gà con)

Tập kết dụng cụ và tạo dựng quây úm:

- Dùng cót quây có độ cao 70-80cm để thuận tiện cho công tác quản lý theo dõi chăm sóc. 

- Rải chất độn chuồng bề dày tối thiểu 10cm.

- Thiết kế hệ thống sưởi cho gà.

Nuôi dưỡng gà lông màu sinh sản

Úm gà con (0 đến 3-4 tuần tuổi)

Úm gà là một trong những khâu quan trọng nhất, quyết định đến 80% thành công của quá trình nuôi. Khi gà con mới nở, các cơ quan chức năng như tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ miễn dịch chưa thích ứng được với môi trường bên ngoài, nhất là  chênh lệch giữa nhiệt độ máy ấp và môi trường, khiến gà rất dễ mắc bệnh trong giai đoạn đầu. Vì vậy, việc úm gà cần phải cẩn thận, t m và khoa học để giúp gà con hoàn thiện cơ thể nhanh chóng, nâng cao sức đề kháng ngay từ đầu, tạo tiền đề cho phát triển tốt nhất trong suốt thời gian sau này.

Bảng 5. Nhiệt độ chuồng và mật độ nuôi

Tuần tuổi

Mật độ (con/m2)

Nhiệt độ (oC)*

0 - 1

50 - 40

34 - 32

1 - 2

40 - 20

32 - 30

2 - 4

20 - 10

30 - 28

4 - 12

10 - 6

28 - 24

> 12

6 - 4

24 (> 10)

 

Cắt mỏ

Nhằm hạn chế gà cắn mổ nhau và bới móc làm rơi vãi thức ăn, gà 10 ngày tuổi s cắt 1/3 mỏ từ ngoài vào. Gà đẻ có thể cắt lại trước khi chuyển đẻ (nếu cần).

Nuôi gà hậu bị (nuôi tách riêng trống, mái từ 6 tuần tuổi)

- Chọn gà vào hậu bị (56 ngày tuổi): gà con chuyển lên gà hậu bị cần đạt:

+ Hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt, mắt tinh. Chân thẳng, vững, không khô chân, mỏ thẳng ngắn và chắc. Màu sắc lông đặc trưng cho từng giống gà.

+ Khối lượng cơ thể đạt tiêu chuẩn giống

Loại bỏ gà nhỏ, ốm yếu, chân đen, lùn chân, vẹo mỏ.

- Chọn gà vào đẻ lúc 18 tuần tuổi

+ Gà mái đầu phải thanh tú, má hồng tươi, mào đỏ, thùy mào hồng tươi, mắt to có thần sắc, thể trọng kết cấu đẹp, ngực nở sâu, cự ly giữa hai đùi khoảng 3–4 ngón tay, bụng mềm mại.

+ Gà trống chọn con có mào cao, đỏ tươi, đuôi vươn cao, ngực nở rộng, hai chân thẳng đứng, thể hiện khỏe, hùng tính.

Loại 10-15% gà nhỏ, ốm yếu, phát dục chậm, màu lông không đặc trưng của dòng, giống (có thể bán loại hoặc nuôi thương phẩm, không lấy giống).

Thường xuyên loại gà không đủ tiêu chuẩn qua kiểm tra khối lượng hàng tuần hay lúc làm vaccine với gà có tật, què, bệnh…Kiểm soát kỹ gà hàng tuần qua chế độ ăn. Điều chỉnh thức ăn theo khối lượng gà: cứ 50g khối lượng tăng so với chuẩn thì giảm 1g thức ăn/con/ngày cho tuần kế tiếp và ngược lại. Lượng thức ăn tuần kế tiếp không được nhỏ hơn thức ăn của tuần trước đó.

Bảng 6. Khối lượng cơ thể và định mức mức ăn hàng ngày cho gà hậu bị

Tuần tuổi

Khoảng khối lượng (gam/con)

Thức ăn (g/con/ngày)

Định mức

Tối đa

6

690

700

Tự do

7

770

770

55

8

845

850

61

9

924

950

64

10

1.037

1.050

69

11

1.187

1.200

74

12

1.230

1.250

78

13

1.352

1.360

80

14

1.389

1.400

84

15

1.550

1.550

87

16

1.650

1.650

91

17

1.700

1.700

94

18

1.762

1.770

98

19

1.900

1.900

103

20

1.946

1.950

107

21

2.034

2.050

113

22

2.122

2.150

115

 

Nuôi dưỡng gà đẻ

- Khi gà được 19-20 tuần tuổi thì chuyển sang chuồng đẻ (hoặc lên lồng đẻ). Thả trống vào đàn mái theo tỉ lệ 1 trống/8 mái (khi chuyển sang chuồng đẻ), gà trống phải khác dòng và không chung huyết thống với gà mái. Mật độ nuôi giai đoạn đẻ 4 con/m2 (chung trống mái). Nếu chuồng lớn nên ngăn thành từng ô nhỏ cho tiện chăm sóc.

- Loại thải thường xuyên gà trống với các con yếu, ngả mào, thường hay nằm trên nóc/trong ổ đẻ. Với gà mái, loại mái đẻ kém/không đẻ và đặc biệt là “cái ấp bóng” như tách riêng, tăng cường nước uống, dinh dưỡng, giữ sáng. Khi nhập đàn nên thực hiện vào ban đêm để tránh cắn mổ nhau.

- Ổ đẻ đặt áp vách chuồng và ở nơi không có ánh sáng chiếu trực tiếp, phải thay lót ổ 2 lần/tuần hay khi bẩn để đảm bảo vệ sinh trứng ấp. Bố trí 5 mái/ổ đẻ (kích thước 30x35x40 cm, có mái nghiêng).

- Thu nhặt trứng giống thường xuyên (4-5 lần/ngày) và đưa trứng 2 lần/ngày vào kho mát (15-16oC  và 70-75% ẩm độ) để bảo quản. Trứng đưa vào ấp tốt nhất là sau 5-7 ngày bảo quản.

- Gà đẻ giống khai thác trứng đến 18 tháng tuổi hay sớm hơn tùy theo thị trường.

- Mức ăn cho gà đẻ: khi bắt đầu đẻ đến đỉnh đẻ, cho gà mái ăn tự do. Sau đỉnh đẻ, lượng thức ăn hàng ngày được điều chỉnh theo năng suất, khối lượng gà mái và nhiệt độ môi trường. Với thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ có 17% protein, năng lượng trao đổi là 2.850kcal/kg thức ăn, mức ăn cho gà đẻ theo Bảng 7.

Bảng 7 . Mức ăn cho gà đẻ

Khối lượng gà (kg)

Nhiệt độ

chuồng (oC)

Thức ăn (g/mái/ngày) theo tỉ lệ đẻ

50%

55%

60%

65%

70%

75%

80%

2,2

20

105

109

113

116

119

123

126

2,2

25

98

101

105

108

112

115

119

2,2

28

93

97

100

104

107

111

115

2,2

30

90

94

97

101

104

108

111

2,2

33

86

89

93

96

100

103

107

2,5

20

108

112

116

119

122

126

129

2,5

25

101

104

108

111

115

118

122

2,5

28

96

101

103

107

110

114

118

2,5

30

93

97

100

104

107

111

114

2,5

33

89

92

96

99

103

106

110

2,8

20

109

115

119

122

125

129

132

2,8

25

104

107

111

114

118

121

125

2,8

28

99

104

106

110

113

117

121

2,8

30

96

100

103

107

110

114

117

2,8

33

92

95

99

102

106

109

113

3,0

20

113

117

120

124

127

121

134

3,0

25

106

109

113

116

120

123

127

3,0

28

101

105

108

112

115

119

122

3,0

30

98

102

105

109

112

116

119

3,0

33

94

97

101

104

108

111

115

Phòng bệnh

Bảng 8. Lịch phòng bệnh bằng vaccine 

Ngày tuổi

Loại vaccine

Ngừa bệnh

Cách dùng

1 ngày

Marek

Marek

Chích dưới da (SC) hay bắp (IM)

 

MA5-clone30

Giả dịch tả và viêm phế quản truyền nhiễm

Nhỏ mắt, mũi

5 ngày

ReO 1133

ReO

Chích dưới da

10 ngày

Gumboro (D78)

Đậu

Gumboro

Đậu

Nhỏ mắt, mũi, xuyên cánh

2 tuần

MA5-clone30

 

ND (NEMcavac)

Giả dịch tả và viêm phế quản truyền nhiễm

Giả dịch tả

Nhỏ mắt, mũi, chích dưới da

3 tuần

H5N2 (cúm gia cầm)

Gumboro (D78)

Cúm gia cầm

Gumboro

Chích dưới da

Nhỏ mắt, mũi

4 tuần

MG

Hô hấp mãn tính (CRD)

Chích dưới da

6 tuần

ReO 1133

ReO

Chích dưới da

7 tuần

H5N2 (cúm gia cầm)

Cúm gia cầm

Chích dưới da

9 tuần

Lasota

Giả dịch tả

Uống

11 tuần

ReO 1133

ReO 1133

Chích dưới da

14 tuần

MG

Hô hấp mãn tính (CRD)

Chích dưới da

16 tuần

H5N2 (Cúm gia cầm)

Cúm gia cầm

Chích dưới da

17-18 tuần

ReO-ND-IB-IBD

Bốn bệnh

Chích dưới da

32 tuần

H5N2 (cúm gia cầm)

Cúm gia cầm

Chích dưới da

46 tuần

Lasota

Giả dịch tả

Uống

50 tuần

H5N2 (cúm gia cầm)

Cúm gia cầm

Chích dưới da

Ngày chủng ngừa không cho gà uống/ăn thuốc (đặc biệt là kháng sinh). 3 ngày trước khi chủng ngừa cho gà uống vitamin C và vitaplus giúp tăng sức đề kháng

Bảng 9. Lịch phòng bệnh bằng thuốc

Tuổi

Phòng bệnh

Thuốc sử dụng

Thời gian dùng

1-5 ngày

Viêm rốn, riêm ruột do E.coli, Salmonella,

Oxytetra, Ampicillin, Colistin… Vitaplus

3-5 ngày

6-8 ngày

9 ngày

Tăng đề kháng

Cắt mỏ

Vitamin C

Vitamin K

 

11-13 ngày

Cầu trùng

Baycox/Esb3 hay Avicox…

Cho ăn/uống liên tục 3 ngày

3-28 ngày

Stress do tiêm phòng

Polyvit, Electrolyte…

Uống 4 ngày/tuần

22-24 ngày

Cầu trùng

Baycox/Esb3 hay Avicox…

Ăn hoặc uống liên tục 3 ngày

38-40 ngày

Cầu trùng

Baycox/Esb3 hay Avicox…

Ăn hoặc uống liên tục 3 ngày

12 tuần

Stress do tiêm phòng

Vitamin C 10%, Polyvit, Electrolyte…

Uống 4 ngày/đợt

14 tuần

Stress do tiêm phòng

Vitamin C 10%, Poly

vit, Electrolyte

Uống 4 ngày/đợt

17-18 tuần

Stress do tiêm phòng

Vitamin C 10%, Polyvit, Electrolyte

Uống 4 ngày/đợt

> 18 tuần

Tăng đề kháng

Polyvit

Uống 2 ngày/tuần

 

Ưu điểm công nghệ. Hiệu quả kinh tế

Mô hình đã được ứng dụng tại nhiều trại chăn nuôi gà lông màu sinh sản có uy tín chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu chăn nuôi tại các trang trại và hộ gia đình, phục vụ tốt yêu cầu phát triển nông nghiệp và nông thôn, làm tiền đề cho sự phát triển chăn nuôi gà bền vững. 

Việc ứng dụng mô hình sẽ nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi gà lông màu sinh sản cho các nông hộ và trang trại.

Thông tin liên hệ chuyên gia, hỗ trợ

Phân viện Chăn nuôi Nam bộ

Địa chỉ: Khu phố Hiệp Thắng, phường Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương

Điện thoại: 0274 3739 899.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả