Bên cạnh đó, các dịch vụ đại diện lại không mặn mà với dịch vụ đăng ký sáng chế. Đặc biệt khó khăn hơn khi các nhà khoa học “ngại đăng ký SHTT” do không hiểu hết quy trình thủ tục dẫn đến đơn đăng ký sáng chế của người Việt Nam vẫn còn thấp.
Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT)- Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Tạ Quang Minh cho biết tại buổi tọa “Tọa đàm về SHTT dành cho phóng viên báo chí” diễn ra mới đây tại Hà Nội.
Đây cũng là hoạt động thường niên nhằm hưởng ứng ngày SHTT thế giới 26/4 và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của SHTT đối với phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tiếp tục tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa Cục SHTT và các cơ quan báo chí.
Xâm phạm quyền SHTT vẫn diễn ra nghiêm trọng Ông Tạ Quang Minh cho biết, tình hình sản xuất, buôn
2014 bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT năm 2011 và 2012 vẫn diễn ra nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng cả về tính chất cũng như mức độ vi phạm.
Theo con số thống kê của Cục, năm 2011 các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý hơn 6 nghìn vụ với mức phạt gần 19 tỷ đồng, hầu hết các mặt hàng bị làm giả, xâm phạm quyền SHTT lưu thông nhiều trên thị trường gây nguy hại lớn tới tài sản và sức khỏe người tiêu dùng như thuốc chữa bệnh, rượu, thực phẩm và các loại phân bón, điện thoại đi động, dầy dép…
Đặc biệt, phần lớn hàng giả là hàng tiêu dùng nhập lậu, giả mạo các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài, bán với giá rẻ. Việc kinh doanh sử dụng tem nhập khẩu giả, in ấn bao bì nhãn mác giả có quy mô và số lượng lớn đang tăng lên và rất khó kiểm soát.
Bên cạnh đó, một số vụ hàng giả gần đây cho thấy đã có yếu tố móc nối với cá nhân và tổ chức nước ngoài làm hàng giả nhất là hàng giả mạo xuất xứ thương hiệu có uy tín trên thế giới để tiêu thụ trong nước. Không những thế thủ đoạn của các đối tượng và kỹ thuật sản xuất hàng giả ngày càng tinh vi, được khép kín từ khâu sản xuất đến vận chuyển đến lưu thông phân phối từ các thành phố đến các vùng xâu vùng xa.
Đối tượng nhập linh kiện, bán thành phẩm vào
joomla Việt Nam qua các làng nghề chế tác, gia công, gắn bao bì, nhãn mác mới thành các sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản. Đối tượng đăng ký kinh doanh tên doanh nghiệp sau đó đưa vào sử dụng với danh nghĩa tên thương mại trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ để lừa dối người tiêu dùng, khiến cho thị trường hàng sản xuất trong nước rất khó phân biệt thật giả.
Để xảy ra tình trạng trên, theo Cục trưởng Tạ Quang Minh nguyên nhân một phần là do chế tài xử phạt đối với hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT còn chậm, nặng nề về biện pháp hành chính do đó hiệu quả ngăn chặn thấp.
Nguyên nhân tiếp theo là do hàng hóa sản xuất tại Việt Nam tuy phong phú đa dạng nhưng chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Trong khi đó hàng hóa của Trung Quốc và các nước khác với giá rẻ được nhập lậu vào nước ta với nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt hàng giải và hàng xâm phạm quyền SHTT phát triển được là do một bộ phận người dân chấp nhận và thích dùng hàng hiệu.
Tăng cường công tác xác lập và thực thi quyền SHTT Theo thống kê của Cục SHTT, trong năm 2012, Cục đã tiếp nhận 40.817 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN), trong đó bao gồm 3.959 đơn sáng chế; 298 đơn giải pháp hữu ích; 1.946 đơn kiểu dáng công nghiệp; 29.578 đơn nhãn hiệu; 7 đơn chỉ dẫn địa lý; 7 đơn đăng ký thiết kế, bố trí mạch tích hợp; 4.901 đơn nhãn hiệu đăng ký quốc tế chỉ định Việt Nam; 121 đơn đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam (8 đơn sáng chế, 113 đơn nhãn hiệu)
Trong đó, Cục đã xử lý 37.972 đơn đăng ký xác lập quyền, chấp nhận bảo hộ 28.042 đối tượng SHCN, bao gồm 1.235 sáng chế, 109 giải pháp hữu ích, 1.217 kiểu dáng công nghiệp, 21.794 nhãn hiệu, 5 chỉ dẫn địa lý, 14 thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và chấp nhận bảo hộ 3.577 nhãn hiệu đăng ký quốc tế chỉ định Việt Nam và thẩm định hình thức 91 đơn đăng ký quốc tế nguồn gốc Việt Nam.
Đặc biệt, Cục SHTT cũng đã từ chối bảo hộ 9.931 đối tượng SHCN, trong đó có 1.324 nhãn hiệu đăng ký quốc tế có chỉ định Việt Nam.
Từ việc tiếp nhận và xử lý số đơn đăng ký xác lập quyền SHCN trong năm qua, Cục SHTT cũng đã chấp nhận và cấp bằng bảo hộ cho 25.962 đối tượng SHCN bao gồm 1.025 bằng độc quyền sáng chế, 87 bằng độc quyền giải pháp hữu ích, 1.121 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 20.042 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, 5 giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, 14 giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bãn bán dẫn và chấp nhận bảo hộ 3.577 nhãn hiệu đăng ký quốc tế chỉ định Việt Nam.
Cũng theo Cục SHTT, trong năm 2013 này, để đẩy mạnh công tác tăng cường thực thi quyền SHTT và xác lập quyền SHCN cần tiếp tục rà soát các nội dung liên quan đến đăng ký xác lập quyền SHCN trong các văn bản pháp luật, nhất là các thông tư, quy chế, để đề nghị sửa đổi, bổ sung các nội dung nhằm tháo gỡ khó khăn, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký các đối tượng SHCN theo hướng đơn giản hóa thủ tục, áp dụng công nghệ thông tin, hướng dẫn nộp đơn điện tử. Đặc biệt là việc chuyển dần việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính sang biện pháp dân sự, nâng cao vai trò và hiệu quả xử lý của hệ thống tòa án.
Trong công tác hỗ trợ xác lập quyền SHCN, tiếp tục và làm thường xuyên hơn công tác hướng dẫn, hỗ trợ đăng ký xác lập quyền SHCN, nhất là đối với các sáng chế, theo hình thức khác nhau, trong đó chú trọng đến hình thức bàn tư vấn. Tiến đến thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để công tác hỗ trợ tư vấn triển khai một cách bài bản và rộng khắp hơn. Cần thiết phải tính đến xã hội hóa công tác đấu tranh, phòng chống hàng hóa giả mạo SHTT và hàng xâm phạm quyền SHTT đối với một số mặt hàng liên quan đến sức khỏe cộng đồng như đồ uống, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất là làm sao đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về SHTT, nhất là những hậu quả của hành vi xâm phạm quyền, cần “nâng cao văn hóa SHTT” của mỗi cấp, ngành, mỗi doanh nghiệp và người dân, Cục trưởng Tạ Quang Minh khẳng định.